SƠN EPOXY GIÀU KẼM

Thành phần: Sơn Epoxy giàu kẽm S.EP – Zn Đại Bàng được chế tạo trên cơ sở nhựa epoxy, bụi kẽm, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt.

Ứng dụng: Dòng sơn cao cấp sơn Epoxy giàu kẽm Đại Bàng được sử dụng rộng rãi trong việc dùng làm sơn lót chống rỉ cho cầu cống, thiết bị máy móc, cấu kiện nhà xưởng. Sơn dùng dưới nước, ngoài trời, trong ngành công nghiệp hóa chất, tàu biển…

Bảo quản: Đậy kín nắp thùng sơn, để nơi khô mát thoáng khí. Tránh xa nguồn lửa, để xa tầm tay trẻ em. Sơn đã pha trộn với chất đóng rắn phải sử dụng trong thời gian qui định ( phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn hai hợp phần với nhau).

Tình trạng: Còn trong kho
Danh mục:

Mô tả

Sơn Epoxy giàu kẽm Đại Bàng gồm hai hợp phần chính: Sơn gốc S.EP-Zn và Chất Đóng Rắn CĐR-EP-ZN. Khi sử dụng được trộn lẫn với nhau theo một tỉ lệ nhất định.

Dòng sơn Epoxy giàu kẽm Đại Bàng từ lâu đã khẳng định được vị thế của mình nhờ ưu điểm nổi bật chống rỉ vượt trội, bảo vệ cho các thiết bị máy móc và kết cấu nhà xưởng trong các ngành công nghiệp hóa chất, tàu biển.Sơn còn có thể sử dụng cho các bề mặt cả ở dưới nước và ngoài trời.

Ngoài việc màng sơn có tính năng chống rỉ cao, sơn Epoyx giàu kẽm Đại Bàng còn bền nước, bền nhiệt đến 200OC. Màng sơn có độ cứng cao, chịu mài mòn cực kì tốt.

Với những tính năng ưu viêt, sơn Epoxy giàu kẽm S.Ep-Zn Đại Bàng luôn là sản phẩm được đánh giá cao, và là lựa chọn hàng đầu cho các công trình, dự án.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Bước 1. Xử lý bề mặt cần sơn

  •  Bề mặt sắt thép đen: 

– Làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất cơ học

–  Có vảy, rỉ: đánh giấy ráp, bàn chải cứng hoặc phun cát.

–  Dầu mỡ: tẩy sạch bằng dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy rửa thích hợp.

– Bề mặt sơn lại: tẩy sạch lớp sơn cũ, đánh giấy ráp, dùng bàn chải cứng hoặc phun cát.

– Bề mặt trước khi sơn phải khô hoàn toàn.

– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn và nhiễm bụi bẩn trở lại.

  Bước 2. Pha chế

– Trộn 1 thùng chất đóng rắn vào 1 thùng sơn gốc (tỷ lệ đã tính đủ), khuấy trộn kỹ trước khi sơn.

– Pha sơn bằng dung môi DMT3 – EP hoặc dung môi T2 để đạt độ nhớt thích hợp khi gia công; có thể pha đến 20% so với tổng lượng sơn.

Chú ý:  phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn  hai hợp phần với nhau.

  Bước 3. Phương pháp gia công

– Phương pháp tối ưu nhất là dùng súng phun (áp lực cung cấp: 4 – 6 KG/cm2. Bình chứa sơn để phun phải có thiết bị khuấy kèm theo) hoặc có thể dùng chổi quét, ru lô.

– Sơn 1 lớp để đạt độ dày màng sơn khô: 40 – 50 µm

– Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp:5 giờ ( ở nhiệt độ 25 độ c)

– Vệ sinh súng phun và dụng cụ gia công  bằng dung môi DMT3-EP hoặc dung môi đa năng T2 Đại Bàng.