Mô tả
Sơn Tar epoxy gồm hai hợp phần, đóng thành 2 thùng riêng biệt: Sơn gốc: S.TE-N1 (gốc) và Chất đóng rắn: CĐR-TE.
Sơn Tar Epoxy S.TE – N1 Đại Bàng là một chất liệu sơn vô cùng linh hoạt và bền màu, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau: từ sơn phủ bê tông đến lớp phủ đường ống thép. Đây cũng là một loại sơn được ứng dụng phổ biến cho các công việc trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp và mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho người sử dụng.
Bền bỉ hơn
Khi sơn bằng sơn Tar Epoxy, bề mặt trở nên cứng hơn, cùng với độ bền cao nên thường được ứng dụng như một loại sơn sàn bê tông, cầu cống hoạt động tốt trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ngập nước, bề mặt sơn vẫn đứng vững trước những điều kiện khắc nghiệt nhất của thiên tai và môi trường.
Vệ sinh sạch sẽ hơn
Bề mặt sơn Tar epoxy rất dễ làm sạch. Giống như các chất liệu thuỷ tinh, nó đủ trơn để nhanh chóng vệ sinh các bụi bẩn. Nó cũng có khả năng chống lại mọi vết bẩn cứng đầu nhất. Dù dầu mỡ của máy móc hay bụi bẩn, đất cát cũng nhanh chóng được vệ sinh hơn với bề mặt phẳng và sạch bóng nhanh chóng.
Chống lại các chất hóa học
Nếu bề mặt sử dụng sơn epoxy thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc với các chất hoá học khắc nghiệt, độc hại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sơn epoxy Tar epoxy S.TE – N1 Đại Bàng vì chúng có khả năng chống chịu hóa chất rất tốt.
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
Bước 1. Xử lý bề mặt cần sơn
- Bề mặt nền bê tông
– Làm phẳng bề mặt
– Làm sạch hết các chất bụi bẩn, làm sạch hết dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy rửa thích hợp.
– Nền bê tông, xi măng phải thật khô, có độ ẩm thấp hơn 6%
– Bề mặt sơn lại: làm sạch hoàn toàn chỗ sơn bong tróc, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ.
– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự nhiễm bụi bẩn trở lại.
- Bề mặt sắt thép đen
– Làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất cơ học
+ Có vảy, rỉ: đánh giấy ráp, bàn chải cứng hoặc phun cát.
+ Dầu mỡ: tẩy sạch bằng dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy rửa thích hợp.
– Bề mặt sơn lại: tẩy sạch lớp sơn cũ, đánh giấy ráp, dùng bàn chải cứng hoặc phun cát.
– Bề mặt trước khi sơn phải khô hoàn toàn.
– Bề mặt đã có lớp sơn chống rỉ phải để khô thấu (thời gian khô tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại sơn).
- Bề mặt kim loại khác (nhôm, kẽm, thiếc)
– Làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn sau đó sơn 1 lớp chất xử lý bề mặt CXL-WP, để khô thấu.
– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn và nhiễm bụi bẩn trở lại
* Chú ý: mức độ làm sạch bề mặt ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn.
Bước 2. Pha chế
– Trộn 1 thùng chất đóng rắn CĐR-TE vào 1 thùng sơn gốc S.TE-N1 (tỷ lệ đã tính đủ) khuấy trộn kỹ trước khi sơn.
– Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3 – EP hoặc dung môi đa năng T2 Đại Bàng; có thể pha đến 20% so với tổng lượng sơn.
* Chú ý: phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn hai hợp phần với nhau.
Bước 3. Phương pháp gia công
– Dùng chổi quét, ru lô.
– Độ dày 1 lớp màng sơn khô: 35-40 µm
-Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp:6 giờ ( ở nhiệt độ 25 độ C)
– Vệ sinh súng phun và dụng cụ gia công bằng dung môi DMT3-EP hoặc dung môi đa năng T2 Đại Bàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.