SƠN BẢNG CHỐNG LOÁ (SƠN EPOXY MỜ)

Thành phần: Sơn Epoxy mờ S.EP – P1.M Đại Bàng được chế tạo trên cơ sở nhựa epoxy, bột mầu, bột độn, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt.

Ứng dụng: Sơn Epoxy mờ S.EP-P1.M được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sơn trên bảng chất liệu bằng gỗ, sắt thép, bê tông có độ mờ thích hợp. Với loại bảng này, phấn viết lên rõ nét, dễ lau bằng giẻ ẩm và không để lại vết màu của phấn. Đặc biệt đối với người viết và người nhìn không bị loá mắt.

Bảo quản: Đậy kín nắp thùng sơn, để nơi khô mát thoáng khí. Tránh xa nguồn lửa, để xa tầm tay trẻ em. Sơn đã pha trộn với chất đóng rắn phải sử dụng trong thời gian qui định ( phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn hai hợp phần với nhau).

Tình trạng: Còn trong kho
Danh mục:

Mô tả

Sơn Epoxy mờ S.EP-P1.M Đại Bàng bao gồm 2 hợp phần: Sơn gốc  S.EP-P1.M và chất đóng rắn CĐR-EP-P1.M. Khi sử dụng được trộn lẫn với nhau theo một tỉ lệ nhất định.

Sơn Epoxy mờ – sự lựa chọn thông minh

Trong cuộc sống hiện đại, sơn Epoxy đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong lòng người tiêu dùng bởi chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo và đáp ứng tối đa những nhu cầu cần thiết cho người dùng, bên cạnh đó mức giá cũng vô cùng ưu đãi và hợp lý. Một trong những ứng dụng của dòng sơn epoxy mờ là chống lóa mắt, được áp dụng rất nhiều trong các công trình giao thông, thể thao, giáo dục…

Đặc biệt là trong ngành giáo dục, các trường học xây dựng mới cần được sử dụng một số lượng bảng lớn lắp đặt cho các lớp học. Và để đảm bảo cho mắt của học sinh sáng và hoạt động tốt, có thể nhìn thấy mọi chữ và con số do các thầy cô viết trên bảng thì yếu tố chống loá cần phải được quan tâm đầu tiên. Chúng ta đều biết, khi lau bảng xong, viết trên nền ướt bảng hay bị loá, chữ mờ, sẽ rất khó nhìn thấy chữ trên bảng. Do đó, sử dụng sơn bảng chống loá – sơn epoxy mờ S.EP – P1.M mang đến hiệu quả cao và thường xuyên được các trường học ưu tiên sử dụng số lượng lớn.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Bước 1. Xử lý bề mặt cần sơn

  •  Bề mặt sắt thép đen: 

 – Làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất cơ học

– Bề mặt phải khô hoàn toàn trước khi sơn.

– Bề mặt đã có lớp sơn chống rỉ phải để khô thấu (thời gian khô tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại sơn).

  • Bề mặt kim loại khác (nhôm, kẽm, thiếc): 

– Làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn sau đó sơn 1 lớp chất xử lý bề mặt CXL-WP Đại Bàng, để khô thấu.

– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn và nhiễm bụi bẩn trở lại.

  • Bề mặt nền bê tông

– Làm phẳng bề mặt.

– Làm sạch hết các chất bụi bẩn, làm sạch hết dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy rửa thích hợp.

– Nền bê tông, xi măng phải thật khô, có độ ẩm thấp hơn 6%

– Bề mặt phải khô hoàn toàn trước khi sơn.

– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự nhiễm bụi bẩn trở lại.

  • Bề mặt gỗ

– Vệ sinh, lau chùi thật sạch bụi bẩn, các tạp chất cơ học.

* Chú ý: mức độ làm sạch bề mặt ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn.

  Bước 2. Pha chế

– Trộn 1 thùng chất đóng rắn vào 1 thùng sơn gốc (tỷ lệ đã tính đủ), khuấy trộn kỹ trước khi sơn.

– Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3 – EP hoặc dung môi T2; có thể pha đến 10% so với tổng lượng sơn.

Chú ý:  phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn  hai hợp phần với nhau.

  Bước 3. Phương pháp gia công

– Dùng chổi quét, rulô hoặc súng phun.

– Có thể gia công nhiều lớp. Số lớp sơn thực tế phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật. Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp:6 giờ ( ở nhiệt độ 25 độ c)

– Vệ sinh súng phun và dụng cụ gia công  bằng dung môi DMT3-EP hoặc dung môi đa năng T2 Đại Bàng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SƠN BẢNG CHỐNG LOÁ (SƠN EPOXY MỜ)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *